Chuyển đến nội dung chính

APAX Holding (IBC), vì đâu nên nỗi?

 



Từng nổi đình đám vì sở hữu hệ thống trung tâm tiếng anh (APAX English) lớn nhất Việt Nam. Chủ tịch IBC, ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) cũng khá nổi tiếng trên trường trình Shark tank Việt Nam, được truyền thông ca ngợi và là niềm cảm hứng cho giới trẻ. Nhưng giờ đây, APAX Holding đang đối mặt với nợ nần và có nguy cơ phá sản, giá cổ phiếu IBC rớt thảm hại còn Shart Thủy thì hoàn toàn bế tắc và kêu gọi sự thông cảm từ phía đối tác, nhà đầu tư và phụ huynh học sinh.

Vậy đâu là nguyên do dẫn đến thảm cảnh này, và bài học đắt giá đằng sau câu chuyện về APAX là gì?

Lớn quá nhanh trên nền tảng tài chính yếu kém.

Khởi đầu từ 2 trung tâm tiếng anh năm 2015, Apax English mở rộng nhanh chóng và đến hết năm 2020 đã có 125 trung tâm trên toàn quốc.


Có thể thấy trong giai đoạn 2016 – 2020, Apax English đã có một chiến dịch mở rộng thần tốc, dù sinh sau đẻ muộn những đã vượt mặt tất cả các tên tuổi lớn trong lĩnh vực trung tâm anh ngữ lúc bấy giờ như ILA, Apolo…..

Không chỉ dừng lại ở đó, Shart Thủy là người có tham vọng khá lớn, khi muốn xây dựng một “thế giới di động” trong ngành giáo dục, hệ thống của ông còn mở rộng thêm nhiều chuỗi  kinh doanh giáo dục khác như hệ thống trường liên cấp Firbank Australia hay hệ thống trường mầm non STEAMe Garten…

Không những vậy, sau 2 mùa tham gia Shark tank VN, Shart Thủy đã đầu tư khá nhiều dự án, với tham vọng xây dựng hệ sinh thái Egroup ở nhiều lĩnh vực khác nhau

Chính những tham vọng quá lớn, mong muốn mở rộng quá nhanh và quá nhiều trong khi năng lực tài chính, năng lực quản trị chưa theo kịp đã dẫn tới những hệ lụy cho Egroup nói chung và IBC nói riêng.


Trả lời truyền thông, Shark Thủy cho rằng 2 năm covid chính là nguyên nhân dẫn tới sự khó khăn của tập đoàn Egroup và IBC, khiến họ mất đi dòng tiền và gây ra khó khăn về tài chính.

Tuy nhiên nếu xem xét kỹ, thì covid chỉ là cái cớ trực tiếp mà thôi, chính tình trạng tài chính yếu kém đi cùng một tham vọng quá lớn và năng lực quản trị không theo kịp sử phát triển mới là nguyên nhân sâu sa dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống IBC


Từ năm 2017 đến hết quý 3 năm 2022, Vốn chủ sở hữu của IBC không tăng nhiều (từ 1134 tỷ lên 1618 tỷ) nhưng tài sản của IBC đã tăng hơn gấp đôi (từ 1867 tỷ lên 4809 tỷ), và phần tài sản tăng mạnh này chủ yếu được tài trợ bằng vay nợ. Giai đoạn tăng trưởng nhanh, cần nhiều vốn, IBC đã tăng mạnh nợ (nợ đã gấp 2 lần vốn)

Điều đáng nói là chất lượng tài sản của IBC có nhiều khoản “kém chất lượng”. Trong giai đoạn 2021-2022 thì tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn gần như nhau. Trong đó tài sản ngắn hạn lại chủ yếu là phải thu ngắn hạn (1839 tỷ phải thu trong 2357 tỷ tài sản ngắn hạn). Khoản phải thu ngắn hạn này tăng mạnh trong 3 năm là 2020 – 2021 và 2022. IBC có phải thu ngắn hạn khách hàng và hàng tồn kho thấp do đặc thù hoạt động kinh doanh. Phần lớn các khoản phải thu này là các khoản đặt cọc hợp tác kinh doanh, đặt cọc mua cổ phần và phải thu của các công ty liên quan đến Egroup. Một biểu hiện của việc chất lượng tài sản kém, và tăng vốn không thực chất.
Tương tự, chất lượng tài sản dài hạn của IBC cũng rất thấp, phần lớn tài sản dài hạn cũng ở các khoản: TSCĐ vô hình, phải thu dài hạn, lợi thế thương mại và đầu tư tài chính dài hạn. Hầu hết những tài sản này cũng là các khoản đầu tư, đặt cọc hợp tác kinh doanh, và ghi nhận sau khi mua cổ phần của chính các công ty trong Egroup (lợi thế thương mại và đầu tư tài chính dài hạn) 
Những con số trên cho thấy IBC đã huy động vốn rất mạnh nhưng không đầu tư nhiều vào hoạt động kinh doanh của mình mà đầu tư dàn trải vào nhiều công ty và lĩnh vực khác nhau. Không chỉ vậy, thông tin trên báo chí còn cho biết, Egroup thường chào mời phụ huynh học sinh của chuỗi Apax English mua trái phiếu lãi suất cao, hoặc hợp đồng mua cổ phiếu Egroup với hứa hẹn mua lại giá cao hơn để huy động vốn.
Cả hệ thống dùng đòn bẩy tài chính cao, đầu tư dàn trải thiếu hiệu quả là căn nguyên dẫn đến sự sụp đổ ngày hôm nay. 
Trong những ngày qua, Shark Thủy lên truyền thông mong được cảm thông và cho cơ hội phục hồi, nhưng liệu có thể thu hồi tiền đầu tư vô tội vạ và tái cấu trúc hệ thống hay không là một câu hỏi quá khó. 
Đây cũng là bài học cho những người ham lãi cao mà bất chấp rủi ro để đầu tư theo những công ty có phần “phông bạt”, được PR mạnh mẽ trên truyền thông nhưng thực chất tình hình tài chính lại rất rủi ro.




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vỡ nợ trái phiếu, người mua có đòi được tiền?

  Sau khi Bộ Công An khởi tố các vụ án liên quan đến trái phiếu tại các công ty Tân Hoàng Minh và An Động (Vạn Thịnh Phát) , khiến hàng chục nghìn nhà đầu tư mua trái phiếu của những doanh nghiệp này đang vô cùng lo lắng, bất an về số tiền đầu tư của mình. Nhiều nhà đầu tư sau khi xảy ra chuyện mới vỡ lẽ là mình mua trái phiếu, mà trước đó họ còn nhầm tưởng đấy là sản phảm tiết kiệm của ngân hàng. Căn nguyên sự kiện này là do đâu, nó ảnh hưởng thế nào đến thị trường tài chính, những người mua trái phiếu liệu có thu hồi lại được tiền hay không? Trái phiếu là gì? Câu hỏi trái phiếu là gì nghe tưởng chừng đơn giản nhưng hóa ra với nhiều người, đặc biệt là người trung niên, có tuổi và không hiểu về tài chính lại hoàn toàn mù mờ và xa lạ. Hiểu một cách nôm na thì trái phiếu là 1 khoản nợ, trong đó bên đi vay là một tổ chức ( gọi là tổ chức phát hành) và bên cho vay gọi là trái chủ, tức người sở hữu trái phiếu. Những trái phiếu người dân mua hiện nay, gần như tất cả là trái phiếu doa