Chuyển đến nội dung chính

Thế giới di động (HSX: MWG): khúc cua định mệnh!

 

Với vị thế là công ty bán lẻ số 1 Việt Nam, Thế giới di động (MWG) vẫn giữ được mức doanh thu và lợi nhuận hàng đầu trong ngành. Tuy vậy, giờ đây công ty đang đối mặt với một bài toán nan giải mà các công ty lớn đều gặp phải : tái cấu trúc thế nào để doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng và phát triển?



Tăng trưởng chậm lại

Khởi đầu từ chuỗi bán lẻ điện thoại, nhanh chóng tăng trưởng vươn lên vị trí số 1, tiếp nối đà tăng trưởng ngoạn mục bằng chuỗi Điện Máy Xanh (ĐMX), những tưởng câu chuyện thành công sẽ tiếp tục với chuỗi Bách Hóa Xanh (BHX). Nhưng mọi chuyện không dễ dàng như vậy.

Sau những năm tăng trưởng ngoạn mục từ 213-2018, chuỗi ĐMX và TGDĐ đã có những dấu hiệu chững lại. Doanh thu từ 2 chuỗi này tăng không đáng kể từ 2019, năm 2023 dự kiến còn khó khăn hơn cho 2 chuỗi này khi bóng ma suy thoái kinh tế khiến người tiêu dùng thắt chặt những khoản chi tiêu không thiết yếu.  Thực tế, động lực tăng trưởng doanh thu cho MWG những năm gần đây có đóng góp lớn của chuỗi BHX, sau khi thử nghiệm năm 2016, MWG đã nhanh chóng mở rộng và tăng doanh thu từ 1,387 tỷ năm 2017 lên 28,216 tỷ năm 2021. Tuy nhiên, tăng trưởng chỉ là một phần của câu chuyện, hiệu quả hoạt động kinh doanh cùng nhiều sự bất cập trong vận hành đã khến BHX phải tái cơ cấu lại.

Hiệu quả hoạt động ngày càng suy giảm

Khi quy mô ngày càng lớn lên, hiệu quả hoạt động kinh doanh của MWG ngày càng đi xuống rõ rệt.

Hiệu quả sử dụng tài sản (thể hiện qua tỷ số Doanh thu thuần/ Tổng tài sản) của MWG bắt đầu giảm mạnh từ 2015 và càng giảm mạnh hơn khi chuỗi BHX ngày càng mở rộng.

Hiệu quả kinh doanh của MWG cũng giảm liên tục từ năm 2014 đến nay. Các chỉ số ROA, ROE và BEP (basic earning power ratio: tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay) đều suy giảm đều đặn qua các năm.

Đây là tình huống hầu như các công ty lớn đều gặp phải, sau một thời gian tăng trưởng nhanh, vươn lên đứng top trong ngành thì động lực tăng trưởng chững lại, hiệu quả kinh doanh giảm đi do liên tục mở rộng về quy mô. Các công ty sẽ đi vào bước ngoặt quan trọng của hành trình phát triển, đó là phải làm mới mình, tìm động lực tăng trưởng mới nếu không muốn bị các đối thủ vượt mặt hoặc bị đào thải.

Nhiều doanh nghiệp đã phạm sai lầm trong những bước chuyển đổi này dẫn đến suy tàn, thậm chí phải bán mình.

Thử thách quan trọng cho Thế giới di động

Với MWG, động lực tăng trưởng hiện tại phụ thuộc khá lớn vào chuỗi BHX (tương lai xa hơn có thể là chuối nhà thuốc An Khang hoặc chuỗi điện máy tại các thị trường như Indonesia hoặc Campuchia..)

Tuy vậy, sau hơn 6 năm thử nghiệm và triển khai, BHX đang gặp không ít vấn đề về vận hành, đặc biệt là sau nhiều lùm xùm trong 2 năm covid. Cho đến hiện tại, với 1729 cửa hàng của chuỗi, BHX vẫn chỉ đạt “mức lãi tại cửa hàng”, nghĩa là cả hệ thống vẫn chưa có lãi, ban lãnh đạo công ty giải thích rằng sau khi mở rộng quy mô bước tiếp theo sẽ ưu tiên tối ưu chi phí, tăng lợi nhuận biên để tiến tới có lãi thực. Quy mô bao nhiêu là đủ và phải tối ưu chi phí thế nào? Làm một phép so sánh với Coopmart, chúng ta sẽ thấy nhiều vấn đề của BHX


Trong khi số lượng cửa hàng của Co.op mart chỉ hơn 800, doanh thu của nhà bán lẻ này đã hơn 30.000 tỷ đồng và đạt lợi nhuận gần 2000 tỷ đồng mỗi năm. BHX có số cửa hàng nhiều hơn gấp 2 lần Co.op mart, nhưng doanh thu lại kém hơn và chưa có lợi nhuận cho toàn chuỗi. Với mô hình kinh doanh khá tương tự nhau, rõ ràng BHX đang làm không tốt, và cần rất nhiều sự cải tiến, tối ưu vận hành để có thể theo kịp Co.op mart.

Không chỉ có Co.op mart, BHX nói riêng và các chuỗi điện máy, điện thoại của MWG nói chung cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ nặng ký như: Winmart (của Masan với chiến lược point of life, tham vọng cung cấp tất cả các dịch vụ cơ bản cho người dân từ tiêu dùng đến tài chính và dịch vụ … như mô hình của Walmart khá thú vị), chuỗi bán lẻ FPT shop (FRT), các sàn thương mại điện tử như Shoppee, lazada….

MWG đang đi đến một khúc cua định mệnh trên con đường phát triển, đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải có những bước đi cải tổ đúng đắn để MWG lại có thể quay lại đà tăng trưởng và phát triển, còn nếu những bước đi là sai lầm thì là rủi ro rất lớn có thể dẫn đến sự sụp đổ như nhiều hãng bán lẻ lừng lẫy trên thế giới từng gặp phải.

Đầu tư cổ phiếu MWG thì sao?

MWG đang có mức định giá P/E khá thấp, chỉ khoảng 9.3 lần, từ khi niêm yết năm 2014 đến giờ, không có nhiều khoảng thời gian MWG có mức định giá này. Tuy nhiên, với những rủi ro trong quá trình tái cơ cấu, khả năng tăng trưởng bị chậm, hiệu quả hoạt động liên tục suy giảm, mức giá này vẫn chưa đủ an toàn và hấp dẫn, có lẽ nhà đầu tư cần kiên nhẫn đợi những biến chuyển trong hoạt động kinh doanh của MWG.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vỡ nợ trái phiếu, người mua có đòi được tiền?

  Sau khi Bộ Công An khởi tố các vụ án liên quan đến trái phiếu tại các công ty Tân Hoàng Minh và An Động (Vạn Thịnh Phát) , khiến hàng chục nghìn nhà đầu tư mua trái phiếu của những doanh nghiệp này đang vô cùng lo lắng, bất an về số tiền đầu tư của mình. Nhiều nhà đầu tư sau khi xảy ra chuyện mới vỡ lẽ là mình mua trái phiếu, mà trước đó họ còn nhầm tưởng đấy là sản phảm tiết kiệm của ngân hàng. Căn nguyên sự kiện này là do đâu, nó ảnh hưởng thế nào đến thị trường tài chính, những người mua trái phiếu liệu có thu hồi lại được tiền hay không? Trái phiếu là gì? Câu hỏi trái phiếu là gì nghe tưởng chừng đơn giản nhưng hóa ra với nhiều người, đặc biệt là người trung niên, có tuổi và không hiểu về tài chính lại hoàn toàn mù mờ và xa lạ. Hiểu một cách nôm na thì trái phiếu là 1 khoản nợ, trong đó bên đi vay là một tổ chức ( gọi là tổ chức phát hành) và bên cho vay gọi là trái chủ, tức người sở hữu trái phiếu. Những trái phiếu người dân mua hiện nay, gần như tất cả là trái phiếu doa